Việc tách thửa đất nông nghiệp thường diễn ra khi người dân cần chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chia tách tài sản hoặc phục vụ mục đích sản xuất, canh tác. Bên cạnh các điều kiện pháp lý cần đáp ứng, lệ phí đất nông nghiệp cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc nắm rõ các khoản phí và lệ phí đất nông nghiệp sẽ giúp quá trình thực hiện thủ tục tách thửa diễn ra thuận lợi, đúng quy định và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Vậy hiện nay, mức lệ phí khi tách thửa đất nông nghiệp được quy định ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết để bạn tham khảo.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng – điểm đến tin cậy cho mọi thủ tục như mua bán nhà đất, uỷ quyền, cho tặng tài sản…

1. Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp hiện nay thế nào?

Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan cho phép người dân tách thửa đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích mua bán, tặng cho,… khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Cụ thể, căn cứ Điều 220 Luật Đất đai 2024 điều kiện tách thửa đất nông nghiệp như sau:

– Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận

– Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.

Ngoài các điều kiện chung trên, khi tách thửa đối với đất nông nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Xem thêm:  Treo băng rôn phản đối chủ đầu tư ở chung cư có phạm luật?

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ tại Hà Nội – đảm bảo đúng pháp luật, không phát sinh chi phí

2. Chi phí tách thửa đất nông nghiệp thế nào?

– Trường hợp chỉ thực hiện tách thửa đất nông nghiệp: Người dân trả phí đo đạc và lệ phí làm Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất

– Trường hợp tách thửa đất kết hợp đồng thời với thủ tục tặng cho, chuyển nhượng,…: Người dân nộp thêm các khoản phí, lệ phí khác như: Lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.

Cụ thể các khoản chi phí này như sau:

  • Phí đo đạc tách thửa

Thường dao động từ 1,8 – 2,5 triệu đồng.

  • Lệ phí trước bạ

Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC:

– Trường giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá tại hợp đồng x m2)

– Trường hợp giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá 01m2 x Giá đất trong bảng giá đất)

  • Phí thẩm định hồ sơ

Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định (thường dưới 100.000 đồng).

>>> Xem thêm: Những điểm cần lưu ý khi thực hiện dịch vụ công chứng 

3. Quy trình tách thửa đất nông nghiệp thực hiện ra sao?

Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ tách thửa đất nông nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa đất theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Bản vẽ tách thửa đất lập theo Mẫu số 02/ĐK do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc đơn vị đo đạc có Giấy phép thực hiện.
  • Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.
  • Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền thể hiện nội dung tách thửa đất (nếu có).
Xem thêm:  Điều kiện cần có khi thực hiện thủ tục làm sổ đỏ đất thừa kế

Bước 02: Nộp hồ sơ

Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người sử dụng đất có thể lựa chọn nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan sau:

  • Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
  • Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận ghi và đưa người nộp hồ sơ giấy tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4: Trả kết quả

Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa đất là không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: 

>>> Tách thửa đất nông nghiệp năm 2025 cần bao nhiêu tiền?

>>> Pháp luật quy định bao nhiêu hàng thừa kế?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

  1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
  2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

  • Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0966.22.7979
  • Email: ccnguyenhue165@gmail.com