Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 của các cơ quan nhà nước đã được ấn định là từ 08/02 đến hết ngày 14/02/2024 nhưng đối với các doanh nghiệp thì lịch nghỉ Tết có thể được bố trí lịch hoạt hơn. Sau đây là các phương án nghỉ Tết Âm 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp.

>>> Xem thêm tại: Thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất thuê lại của nhà nước có khó không? Thời gian xét duyệt mất bao lâu?

1. Các phương án nghỉ Tết Âm 2024 cho người lao động

Tại Công văn số 8662/VPCP-KGVX ngày 03/11/2023 về việc nghỉ Tết Âm lịch 2024, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp, người lao động về việc nghỉ Tết.

Thực hiện nhiệm vụ này, ngày 22/11/2023, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ra Thông báo số 5015/TB-LĐTBXH. Theo thông báo này, doanh nghiệp có thể tự quyết định lựa chọn một trong các phương án nghỉ Tết Âm lịch sau đây:

Phương án 1: Nghỉ Tết Âm lịch 2024 gồm 01 ngày cuối năm Quý Mão và 04 ngày đầu năm Giáp Thìn.

Với phương án 1, người lao động có thể được nghỉ Tết Âm lịch 2024 từ ngày 09/02/2024 (ngày 30 tháng Chạp) đến hết ngày 15/02/202 (ngày 06 tháng Giêng).

Phương án 2: Nghỉ Tết Âm lịch 2024 gồm 02 ngày cuối năm Quý Mão và 03 ngày đầu năm Giáp Thìn.

Với phương án 2, người lao động có thể được nghỉ Tết Âm lịch 2024 từ ngày 08/02/2024 (ngày 29 tháng Chạp) đến hết ngày 14/02/202 (ngày 05 tháng Giêng).

Phương án 3: Nghỉ Tết Âm lịch 2024 gồm 03 ngày cuối năm Quý Mão và 02 ngày đầu năm Giáp Thìn.

Với phương án 3, người lao động có thể được nghỉ Tết Âm lịch 2024 từ ngày 07/02/2024 (ngày 28 tháng Chạp) đến hết ngày 13/02/202 (ngày 04 tháng Giêng).

>>> Xem thêm tại: Dịch vụ công chứng di chúc khi người lập di chúc đã mất tốn bao nhiêu tiền?

2. Bố trí lịch nghỉ Tết theo ngày khác được không?

Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động quy định dịp Tết Âm lịch, người lao động được nghỉ Tết Âm lịch hưởng nguyên lương trong 05 ngày. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.

Xem thêm:  Công chứng ngoài giờ là gì? Những lợi ích khi công chứng ngoài giờ

Đối với lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2024, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 8662/VPCP-KGVX, trong đó, đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại văn bản nêu trên về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 08/02/2024 đến hết ngày 14/02/2024, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo lịch nghỉ cụ thể cho các doanh nghiệp.

Bố trí lịch nghỉ Tết Âm 2024 vào ngày khác được không?

Theo đó, các doanh nghiệp buộc phải thực hiện theo một trong các phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2024 mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra, không được bố trí lịch nghỉ Tết vào ngày khác để đảm bảo quyền lợi được nghỉ Tết của người lao động.

Trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng đối với lỗi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, Tết (theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

3. Lịch nghỉ Tết Âm lịch được báo trước bao nhiêu ngày?

Tại Thông báo số 5015/TB-LĐTBXH năm 2023, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có yêu cầu các doanh nghiệp thông báo phương án nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Do đó, để tạo thuận lợi cho người lao động trong việc sắp xếp thời gian nghỉ Tết cũng như lựa chọn đăng ký lịch nghỉ, lịch làm thêm giờ dịp Tết, các doanh nghiệp cần thông báo sớm phương án nghỉ Tết được lựa chọn làm lịch nghỉ Tết năm 2024 cho người lao động của mình biết để chủ động về thời gian.

>>> Xem thêm tại: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả tại UBND phường cho người dân đơn giản, nhanh chóng.

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Tranh chấp đất đai với hàng xóm có thể chuyển nhượng đất được không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM CÁC TỪ KHÓA:

>>> Dịch vụ công chứng di chúc khi người lập di chúc đã mất tốn bao nhiêu tiền?

>>> Sao y bản chính là gì? Bản trích lục có sao y được hay không?

>>> Những bẫy không thể bán nhà’ khi công chứng hợp đồng đặt cọc bạn nên biết.

>>> Khi công chứng hợp đồng mua bán xe yêu cầu có xác nhận tình trạng hôn nhân tại thời điểm chủ xe mua xe.

>>> Nội quy thi kiểm định đầu vào công chức: Cần nắm rõ những gì?

1/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *