Ép plastic là phương pháp giúp bảo quản giấy tờ không bị ẩm mốc, hư hại. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề giấy khai sinh có được ép plastic không, hãy theo dõi bài viết để có thông tin chính xác nhất.

>>> Xem thêm tại: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho đất không có giấy tờ thế nào? Thời gian giải quyết cấp sổ đỏ là bao lâu?

1. Giấy khai sinh ép plastic có được không?

Giấy khai sinh có được ép plastic không?

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi công dân, thể hiện các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch…

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cấm ép plastic giấy khai sinh, tuy nhiên cũng không nên thực hiện bởi các lý do sau:

– Giấy khai sinh ép plastic có thể không được chấp nhận trong các thủ tục hành chính.

– Không cải chính được giấy khai sinh ép plastic: Khi cải chính giấy khai sinh, thông tin cần cải chính sẽ được ghi vào ngay mặt sau của giấy khai sinh. Nếu đã ép Plastic thì không thể thực hiện việc cập nhật các nội dung đã thay đổi, cải chính.

– Bản sao giấy khai sinh ép plastic có thể không được chứng thực:

Điều 22 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao bao gồm:

1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Giấy khai sinh ép plastic vẫn có thể được photocopy thành các bản sao. Tuy nhiên lớp màng ép làm từ nhựa plastic, nhựa dẻo sẽ ngăn cản chế độ scan của máy photo, khiến nó không quét được chính xác các hình ảnh, kí tự, nên bản photo có thể bị mờ thông tin bên trên.

Xem thêm:  Làm thế nào để sửa chữa những sai sót trong giấy tờ công chứng?

>>> Xem thêm tại: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất theo quy định mới nhất 2023. Đơn phương hủy hợp đồng công chứng mua bán nhà đất có phải bồi thường không?

Các cơ quan, tổ chức công chứng có thể từ chối chứng thực bản sao giấy khai sinh do không nhận dạng được nội dung.

2. Giấy tờ gì được và không được ép plastic?

2.1. Giấy khai sinh được ép plastic hay không?

  • Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân

Việc ép plastic trên các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, ảnh hưởng một phần đến nội dung… khiến Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân không còn giá trị.

Khi thực hiện các thủ tục, giao dịch, cơ quan Nhà nước có thể từ chối sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân đã ép plastic do không xác thực được thông tin.

Người dân còn sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân có thể bị phạt từ 01 – 02 triệu đồng về hành vi “làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân” hoặc “hủy hoại” Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

  • Các giấy tờ dập dấu nổi

Khi ép plastic, máy ép có thể làm mờ hay mất đi các dấu dập nổi trên giấy tờ, tài liệu, từ đó khó xác định và nhận dạng được các giấy tờ này. Khi dấu dập nổi bảo mật bị mất đi thì giấy tờ cũng mất giá trị pháp lý.

  • Các loại giấy tờ có thể sửa đổi ngay trên mặt giấy

Có nhiều loại giấy tờ cần sửa đổi, bổ sung trực tiếp bằng cách ghi lên bề mặt giấy, khi đó ép plastic khiến việc làm các thủ tục sửa đổi này phức tạp hơn.

Ví dụ: Sổ đỏ khi cấp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp in hoặc viết, đóng dấu vào.

Khi có sự thay đổi, bổ sung các thông tin liên quan đến Sổ đỏ như: sang tên, chuyển nhượng, thừa kế; quyên góp; góp vốn; đăng ký, xóa thế chấp… thì cần được sửa trực tiếp vào sổ. Do vậy Sổ đỏ là giấy tờ không được ép Plastic.

2.2. Giấy tờ được ép plastic

Người dân có thể thoải mái ép plastic thẻ bảo hiểm y tế để giữ gìn và sử dụng trong thời gian dài theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 1666/QĐ-BHXH ngày 03/12/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Xem thêm:  Xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô ở đâu? Thủ tục thế nào?

>>> Xem thêm tại: Địa chỉ công ty dịch thuật đa ngôn ngữ uy tín, nhanh, chính xác trong 1 ngày

Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Thời hạn là gì? Cách tính thời hạn như thế nào?

>>> Có được yêu cầu công chứng ngoài trụ sở không? Rủi ro gì khi vi phạm

>>> Tìm đối tác kinh doanh đem lại hiệu quả nhanh nhất cho doanh nghiệp

>>> Phòng công chứng là gì? Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng không phải ai cũng biết 

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng quận Cầu Giấy uy tín, làm việc nhiệt tình hơn 10 năm kinh nghiệm

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *