Hiện nay, theo phân loại đất đai, có 3 loại đất gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó, đất chưa sử dụng là loại đất mà nhiều người còn chưa phân biệt rõ. Trong bài viết dưới đây, Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đất chưa sử dụng là gì? Đất chưa sử dụng gồm những loại đất nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

>>> Có thể bạn chưa biết: Địa chỉ văn phòng công chứng thực hiện dịch vụ công chứng sổ đỏ miễn phí tại nhà.

1. Đất chưa sử dụng là gì?

Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về phân loại đất gồm: Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP); đất phi nông nghiệp (ký hiệu là PNN); đất chưa sử dụng (ký hiệu là CSD).

Trong đó, theo khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai 2013 và Thông tư 27/2018 của Bộ tài nguyên và môi trường thì đất chưa sử dụng được hiểu là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích theo quy định của Luật Đất đai (như để trồng trọt, chăn nuôi hay để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ mục đích công cộng, phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…).

đất chưa sử dụng là gì

Theo đó, về quản lý đất chưa sử dụng, Điều 164 Luật Đất đai 2013 được hướng dẫn tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

– Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.

>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

2. Đất chưa sử dụng gồm những loại đất nào?

Theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, nhóm đất chưa sử dụng gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. Cụ thể:

– Đất bằng chưa sử dụng (ký hiệu SCD): Là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.

– Đất đồi núi chưa sử dụng (ký hiệu DCS): Là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.

– Núi đá không có rừng cây (ký hiệu NCS): Là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín tại Hà Nội

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm

3. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thế nào?

Theo Điều 165 Luật Đất đai 2013, việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng sẽ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Ngoài ra, tại ĐIều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về biện pháp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt cụ thể như sau:

đất chưa sử dụng là gì

– Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng;

– Có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc khai hoang, cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các nghề cộng tác viên mới nhất 2023

Trên đây là giải đáp về Đất chưa sử dụng là gì? Gồm những loại đất nào? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Những rủi ro khi mua đất bằng hợp đồng ủy quyền

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả chính xác nhất

>>> Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch ngay tại phòng công chứng – miễn phí ký chủ nhật.

>>> Công chứng di chúc đối với tài sản cần lưu ý giấy tờ gì?

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

>>> Hướng dẫn tính phí công chứng di chúc sổ tiết kiệm tại ngân hàng nhà nước

>>> Tiền bồi thường nhà đất khi thu hồi tính theo bảng giá đất hay giá đất cụ thể?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *