Shisha là gì? Tại sao trong các quán bar, club hay pub chill, shisha lại được giới trẻ yêu thích như vậy? Bài viết này sẽ nói rõ cho bạn biết về thành phần, sự nguy hiểm và những quy định pháp luật của việc sử dụng, buôn bán shisha.

>>> Xem thêm tại:Phải công chứng thừa kế di sản ở đâu? Thủ tục như thế nào?

1. Shisha là gì? Sử dụng shisha có gây nghiện không?

1.1 Khái niệm: Shisha là gì?

Shisha là một loại thuốc hút, có xuất xứ từ Ả Rập. Dù không phải thuốc lá truyền thống, nhưng shisha có nhiều đặc tính gây hại cao hơn thuốc lá thông thường.

Shisha có bình đốt shisha hay còn gọi hookah là bộ phận không thể thiếu. Khi hút, khói được làm nóng phía trên chén sứ sẽ kéo xuống dưới qua ống lọc. Sau đó khói sẽ đi lên phía ống ra và được hút qua ống. Vì cấu tạo và cách hút này giống với thuốc lào Việt Nam nên được gọi với cái tên “thuốc là Ả Rập”.

Shisha là gì? Có phải chất gây nghiện không?

1.2 Shisha có gây nghiện không?

Giới trẻ ngày nay luôn nghĩ rằng hút shisha tốt hơn thuốc lá, thơm hơn và “sành điệu hơn”. Tuy nhiên, trong shisha có hàm lượng nicotine cao hơn thuốc lá 70%. Hơn nữa, một điếu shisha có thể hút được 40 phút và khoảng 200 lượt hút. Vì vậy, shisha sẽ gây nghiện nặng và tốc độ nghiện nhanh hơn thuốc lá.

>>> Xem thêm tại: Phí công chứng hợp đồng ủy quyền theo quy định mới nhất 2023

2. Việc sử dụng shisha có bị cấm tại Việt Nam không?

Thành phần của shisha cũng tương tự như thuốc lá. Do đó, tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về việc cấm kinh doanh shisha. Tuy nhiên, vào ngày 06/4/2021, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2483/BYT-KCB về việc tăng cường ngăn ngừa, kiểm tra sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới, trong đó có shisha.

Công văn nhấn mạnh tới việc tăng cường phổ biến, tuyên truyền về tác hại của hổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đến đông đảo người dân.

Đồng thời, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha, vì các sản phẩm này hiện là những sản phẩm là chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại Việt Nam.

Xem thêm:  Mua bán bóng cười có bị cấm không?

Như vậy, dù chưa có quy định cấm sử dụng shisha tại Việt Nam, nhưng việc nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành các sản phẩm này là chưa được phép tại nước ta.

Shisha là gì? Có phải chất gây nghiện không?

3. Sử dụng shisha nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Khi tìm hiểu kỹ về shisha, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết: Một điếu shisha có thể hút đến 40 phút, trung bình khoảng 50 – 200 lượt hít vào. Mỗi lần hút tạo ra khoảng 0.15 – 0.5 lít khói.

Trong gần một tiếng hút shisha, người đó có thể hít từ 100 – 200 lượng khói. Lượng khói này nhiều hơn khoảng 70% so với một điếu thuốc lá. Vì vậy, việc hút shisha độc hại hơn hút thuốc lá rất nhiều. Cũng từ đó người hút sẽ mắc rất nhiều bệnh.

3.1 Ung thư phổi

Nhiều bạn trẻ lầm tưởng rằng, hút shisha không hề độc hại và còn dễ hút hơn thuốc lá. Thế nhưng, theo một báo cáo nghiên cứu vào năm 2005, người hút shisha có khả năng mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 5 lần người không hút.

3.2 Tổn thương hệ thần kinh khi sử dụng shisha

Đối với những người đi quán bar, club thì shisha giúp họ dễ phiêu hơn, phấn khích hơn. Nếu hút đủ nhiều, nicotine dần ngấm vào cơ thể sau những lần hút shisha, não bộ không còn tự chủ được. Hệ thần kinh bị mất kiểm soát và xuất hiện ảo giác, khi thiếu sẽ thèm sử dụng.

3.3 Ngộ độc khi pha trộn shisha

Hầu như ít người sử dụng shisha nguyên bản, họ thường pha trộn thêm các loại soda, nước trái cây, sữa hay thậm chí là rượu. Nhưng không phải cơ thể của ai cũng có thể chịu được shisha pha trộn như vậy.

Nếu người có phản ứng, ngộ độc sẽ có triệu chứng như sau: Tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn, đổ mồ hôi, cảm thấy chóng mặt. Nếu không cấp cứu kịp thời cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy yếu, tay chân run rẩy, ói mửa kèm theo tiêu chảy.

Shisha là gì? Sử dụng và buôn bán có bị cấm không?

>>> Xem thêm tại: Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con

Trên đây là bài viết giải đáp về Shisha là gì? Sử dụng và buôn bán có bị cấm không? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Sao y chứng thực

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Khởi nghiệp mở trung tâm ngoại ngữ hướng đi mới của các bạn trẻ

>>> Thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với đất khai hoang như thế nào?

>>> Dịch vụ sổ đỏ ,sang tên sổ đỏ trọn gói, uy tín nhất quận Tây Hồ

>>> Văn phòng công chứng Hà Nội làm việc thứ 7, chủ nhật

>>> Mức phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất theo quy định hiện hành

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *